Kết quả tìm kiếm cho "Đêm hội Thanh niên công nhân"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1937
Hiện nay, lực lượng công an cấp xã, phường đã được sắp xếp lại, đủ sức đảm đương và triển khai toàn diện các mặt công tác trong giai đoạn mới, tại đơn vị hành chính mới.
Sau thành công của tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, An Giang đang tiếp tục duy trì công tác này để thực hiện Công điện 82/CĐ-TTg, được ban hành ngày 4/6/2025.
Hơn 200 tài liệu được trưng bày tại triển lãm đã giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước.
Dự án phim ngắn CJ mùa 6 đánh dấu sự trở lại đầy hứa hẹn của cuộc thi ươm mầm tài năng điện ảnh hàng đầu Việt Nam, với kinh phí hỗ trợ làm phim lên đến 1,5 tỷ đồng cho 5 dự án phim ngắn xuất sắc nhất.
Trong đời sống hiện đại, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp dần nhường chỗ cho sản phẩm tân tiến hơn. Đứng trước khó khăn, nhiều làng nghề vẫn duy trì, phát triển, tạo nên nét đặc trưng, thương hiệu riêng. Những làng nghề truyền thống còn góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo.
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam (từ năm 2015 - 2025), chiều 24/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ khóa XV.
Những ca khúc sôi động, bùng nổ của ban nhạc Bức tường không chỉ đưa khán giả trở về ký ức mà còn khiến những người con xa xứ cảm nhận được tình cảm đối với quê hương đất nước.
Ngày 21/6, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Hiệp hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nhiếp ảnh và Đường sách Thành phố tổ chức Ngày hội Văn hóa Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 với chủ đề “Áo dài tri ân”.
Sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Sự sống và cái chết của tù nhân chính trị ở “địa ngục trần gian” Côn Đảo chỉ là một lằn ranh. Nhưng với tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh tới cùng phục vụ cho cách mạng, những “nhà báo” đặc biệt ở đây thành lập nhiều “tòa soạn", cho ra đời nhiều "bài báo”.
Ngày 21/6/1925 chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại, một dấu mốc không thể phai mờ trên bản đồ tư tưởng dân tộc: Báo Thanh Niên ra đời, dưới sự khai sinh của lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc. Đó không chỉ là sự xuất hiện của một tờ báo, mà là tiếng kèn hiệu triệu, báo hiệu sự khởi đầu của một nền báo chí cách mạng Việt Nam – một hành trình vẻ vang kéo dài suốt một thế kỷ, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của bao thế hệ những người làm báo yêu nước.
Với điểm mốc đầu tiên là Báo Thanh Niên - Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, xuất bản bằng chữ Quốc ngữ, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925, báo chí cách mạng ra đời như một tất yếu lịch sử, đáp ứng nhu cầu bức thiết của quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.